Tất Tần Tật Về Thư Giới Thiệu (Letter Of Recomendation)

Khi tìm hiểu về học bổng, chắc hẳn ai cũng sẽ thấy yêu cầu bao gồm thư giới thiệu. Vậy thư giới thiệu là gì? Tại sao đi du học lại cần thư giới thiệu? Cùng Eduglobal tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thư giới thiệu (Letter Of Recommendation) là gì?

Thư giới thiệu

Thư giới thiệu là điều kiện xét học bổng của nhiều trường

Mặc dù chưa được phổ biến tại Việt Nam, thư giới thiệu lại là yếu tố bắt buộc khi xét duyệt học bổng tại nhiều trường tại phương Tây. Thư giới thiệu như tên gọi, là thư được viết bởi một người khác giới thiệu công việc hoặc thành tích học tập của một cá nhân. Thư này sẽ được gửi tới nhà tuyển sinh, hoặc sau này là quản lý tuyển dụng, những người sẽ đưa ra quyết định liệu có nhận sinh viên/nhân viên có cơ hội được học tập/làm việc hay không.

Thư giới thiệu hoạt động như thế nào

Sinh viên sẽ yêu cầu thư giới thiệu từ những người có đủ thẩm quyền như tiến sĩ, trưởng khoa trong các trường Đại học, sau đó họ sẽ gửi trực tiếp tới bộ phận xét duyệt. Người viết có thể cho sinh viên xem lại một lần trước khi gửi, nhưng điều này không bắt buộc.

>>>Xem thêm: Danh sách những học bổng du học Anh Quốc mới nhất 2022 – 2023

Tầm quan trọng của thư giới thiệu

Thư giới thiệu đóng vài trò quan trọng trong quá trình xét học bổng

Thư giới thiệu đóng vài trò quan trọng trong quá trình xét học bổng

Để hiểu được tầm quan trọng của thư giới thiệu, hãy đặt mình vào vị trí của một nhà tuyển sinh. Mỗi kỳ có hàng nghìn hồ sơ xin học bổng được gửi tới, thường có trình độ và thành tích ngang nhau. Lúc này những yếu tố khác sẽ được xem xét, và thư giới thiệu là một trong số đó. Hội đồng xét duyệt sẽ thông qua nội dung được viết trong thư để đánh giá khả năng của sinh viên.

 

Gửi yêu cầu viết thư giới thiệu như thế nào

Để chọn ra người phù hợp nhất viết thư giới thiệu cho bản thân không phải là một điều đơn giản. Người viết là người có thể nói ra trực tiếp chất lượng công việc của bạn. Người lý tưởng nhất nên đạt được các yếu tố sau:

  • Làm việc trực tiếp với bạn và đánh giá tốt công việc của bạn tốt.
  • Có thời gian và khả năng viết một là thư giới thiệu ấn tượng.
  • Có chức vụ, quyền hạn hoặc danh tiếng để lời giới thiệu có sức nặng hơn với hội đồng xét duyệt.

Khi đã tìm được người đạt đủ các điều kiện trên, hãy lên cho mình các tiêu chí mà bạn muốn nhấn mạnh vào trong lá thư. Chẳng hạn như ngành học bạn đăng ký học bổng là Marketing, bạn sẽ muốn nhấn mạnh vào kỹ năng Marketing của mình và gợi ý với người viết rằng nếu họ thấy bạn thể hiện tốt trong dự án XYZ, họ có thể đề cập tới điều đó trong lá thư.

Nếu người viết cho bạn xem lại thư giới thiệu, hãy rà soát lại kỹ càng, đặc biệt là những tên riêng. Nếu phát hiện ra lỗi sai, đừng ngần ngại yêu cầu người viết sửa lại chúng.

6 mẹo xin thư giới thiệu

Việc bạn xin thư giới thiệu như thế nào ảnh hưởng tới kết quả của bạn. Dưới đây là 6 mẹo xin thư giới thiệu mà bạn nên biết.

  • Gặp trực tiếp

Bất cứ khi nào có thể, hãy luôn hỏi giới thiệu trực tiếp. Người được hỏi sẽ đánh giá cao rằng bạn đã dành thời gian để đưa ra lời mời.

  • Giải thích tình hình

Đừng lao thẳng vào yêu cầu giới thiệu. Bắt đầu bằng cách giải thích chính xác những gì bạn đang ứng tuyển để họ hiểu tại sao bạn lại yêu cầu ngay từ đầu.

  • Sử dụng ngôn từ lịch sự

Sử dụng ngôn ngữ gián tiếp để đảm bảo giọng điệu của bạn lịch sự nhất có thể khi nhờ ai đó giới thiệu, ngay cả khi bạn biết người đó rất rõ.

Ví dụ: đừng nói: “Thầy có thể viết cho em một lá thư giới thiệu được không?”

Thay vào đó, hãy nói: “Em đang cần một người viết thư giới thiệu, thầy có biết ai viết hay không ạ”.

Đây là mẹo quan trọng nhất, vì vậy hãy chú ý đến nó. Trong hầu hết mọi trường hợp, lịch sự là yếu tố quan trọng nhất để thuyết phục ai đó chấp nhận yêu cầu của bạn.

  • Cho họ một lý do để từ chối

Trong trường hợp người bạn ngỏ ý không sẵn lòng viết, hãy cho họ một lý do thay vì để họ khó xử và từ chối thẳng thừng. Ví dụ như: “Nếu thầy bận quá thì thôi ạ”

  • Nhấn mạnh tại sao bạn lại nhờ họ

Giải thích lý do tại sao bạn chọn yêu cầu một lời giới thiệu cụ thể từ họ. Nhiều khi điều này sẽ giúp thuyết phục họ chấp nhận yêu cầu của bạn ngay cả khi họ bận.

Ví dụ: “Em biết thầy không có thời gian, nhưng vì thầy đã dạy em 2 năm và quen thuộc với cách làm việc của em, em tin rằng không ai đủ khả năng để viết thư giới thiệu của em hơn thầy”.

  • Thể hiện sự biết ơn

Hãy cho họ biết bạn sẽ cảm kích như thế nào nếu họ dành thời gian để viết thư cho bạn. Tuy nhiên, đừng tạo cho họ ấn tượng rằng bạn mong đợi họ chấp nhận.

Ví dụ: “Em sẽ rất cảm kích nếu thầy có thể viết thư giới thiệu cho em, tuy nhiên, nếu thầy bận thì cũng không sao ạ.”

Thư giới thiệu cần những gì

Mỗi trường sẽ có yêu cầu riêng cho thứ giới thiệu, hãy để ý đến điều này và hỏi lại cẩn thận. Nhìn chung, một lá thư sẽ bao gồm những phần sau:

  • Ngày gửi.
  • Thông tin người gửi.
  • Tên người nhận.
  • Chức vụ người nhận.
  • Địa chỉ người nhận.
  • Lời chào.
  • Giới thiệu bản thân: giới thiệu về bản thân và mối quan hệ với người được giới thiệu
  • Lời giới thiệu: điều gì khiến người được giới thiệu xứng đáng được học bổng, đưa ra các dẫn chứng cụ thể.
  • Ví dụ: kể ra làm việc với ứng cử viên thế nào? kỹ năng và thái độ của họ ra sao.
  • Kết luận: tóm gọn lại tại sao bạn lại giới thiệu người này.
  • Thông tin liên hệ để người nhận có thể liên hệ lại.
  • Chữ ký.

>>>Xem thêm: Visa du học Anh Quốc 2022-2023 dễ hơn bao giờ hết?

Mẫu thư giới thiệu

Mẫu thư giới thiệu đầy đủ

Mẫu thư giới thiệu đầy đủ

Kết

Có một lá thư giới thiệu tốt sẽ giúp cơ hội nhận được học bổng của bạn cao hơn, do đó hãy chuẩn bị kỹ cho mình. Cẩn thận xem xét yêu cầu của thư, tìm người viết thư phù hợp và đưa ra các yếu tố bạn muốn nhấn mạnh trong thư. Chúc bạn may mắn trong quá trình xin học bổng!

Nếu bạn cần bất cứ hướng dẫn nào liên quan tới thư giới thiệu, hãy liên hệ với Eduglobal để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên với hơn 16 năm kinh nghiệm.

———————————————————————————

Công ty TNHH tư vấn du học & lữ hành quốc tế Eduglobal

Địa chỉ: Tầng 5, Số 119 Nguyễn Ngọc Nại, P. Khương Mai, Q.Thanh Xuân, Hà Nội.

ĐT: (84-24) 730.02839

Hotline: 098.963.4580 (zalo / viber, whatsApp)

Email: info@eduglobal.edu.vn

Web: www.eduglobal.edu.vn

 

Chuyên mục: Du học, Cẩm nang du học Anh, Cẩm nang du học Canada, Cẩm nang du học Châu Âu, Cẩm nang du học Mỹ, Cẩm nang du học New Zealand, Cẩm nang du học Singapore, Cẩm nang du học Úc, Tin tức mới nhất

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn